Ván gỗ kỹ thuật là gì?

Ván gỗ kỹ thuật hay còn gọi là ván gỗ Engineered là loại vật liệu này đang ngày càng được ưa chuộng nhằm thay thế cho ván gỗ tự nhiên. Hiện nay ở Việt Nam phổ biến các loại ván gỗ kỹ thuật như ván gỗ kỹ thuật óc chó, ván gỗ kỹ thuật Sồi, ván gỗ Teak kỹ thuật.

Để hiểu chi tiết về ván gỗ kỹ thuật là như thế nào, mời bạn xem chi tiết bài viết dưới đây.

Ván gỗ kỹ thuật

Giới thiều về ván gỗ Engineered:

Ván gỗ Engineered là loại ván trang trí nội thất được sản xuất bằng cách ép nhiều lớp gỗ tự nhiên lại với nhau, bằng máy ép thủy lực công nghệ cao chuyên dụng để sản xuất ván gỗ kỹ thuật.

Lớp bề mặt là gỗ tự nhiên thường chỉ dày từ 0.6 đến 5mm. Các loại gỗ tự nhiên thường được chọn để sản xuất thành lớp bề mặt ván gỗ kỹ thuật như: gỗ sồi, căm xe, giáng hương, chiu liu…

ván gỗ kĩ thuật ra đời là một bước ngoặt lớn, xoay chuyển thị hiếu của khách hàng. Một loại chất liệu lót ván mà có thành phần gỗ tự nhiên, nhưng vẫn sở hữu được các đặc điểm lý tính ưu việt của các loại ván.

Ưu điểm:

Ổn định hơn ván gỗ tự nhiên: Điểm vượt trội của ván gỗ kỹ thuật so với ván gỗ tự nhiên chính là sự ổn định. Bởi ván gỗ kỹ thuật có cấu tạo từ lớp bề mặt gỗ tự nhiên mỏng, lớp đáy bằng plywood hoặc gỗ ghép ngang. Điều này khiến ván không bị giãn nở, cong vênh hay co ngót dưới tác động của thời tiết và độ ẩm, có khả năng chịu ngập nước lên 48 giờ và không bị mối mọt

Độ bền cao: Với cấu tạo từ gỗ tự nhiên, độ dày thanh ván là 15mm nên độ chịu lực của ván gỗ này tương đối cao. Đồng thời, tránh được các tác động của sự va đập mạnh, sự giãn nở, sự ảnh hưởng của độ ẩm. Từ đó, làm gia tăng độ bền, tuổi thọ ván gỗ Engineered, có thể lên tới 20 – 30 năm.

Khả năng chống trầy xước cao và chịu mài mòn cấp độ AC5: Độ dày của ván gỗ kỹ thuật thường rơi vào khoảng 15mm, và trải qua nhiều công đoạn ép keo, ép nhiệt định hình… Sau đó, ván được đưa vào quá trình sơn phủ bằng hệ thống dây chuyền sơn 7 lớp, mang lại cho sản phẩm một bề mặt ván láng bóng, và khả năng chống trầy xước cao.

Cấu tạo ván gỗ kỹ thuật

Đa dạng về chủng loại, mẫu mã cho bạn lựa chọn theo sở thích: Ván gỗ kỹ thuật được cấu tạo từ ván tự nhiên. Nên có bao nhiêu loại ván gỗ tự nhiên, thì có bất nhiêu loại ván gỗ kỹ thuật. Điều này dẫn đến có đa dạng loại ván kỹ thuật, và mẫu mã màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn.

Sự đồng đều về màu sắc, vân gỗ: Có độ đồng đều màu và vân gỗ lên tới hơn 90%, khác biệt so với ván gỗ tự nhiên.

Không độc tố: Không độc tố formaldehyde hoặc rất ít tùy theo phân hạng ván đạt những quy định về độc tố của Nhật bản, Châu Âu và Mỹ. Không sở hữu những phụ gia độc hại như hóa chất kim loại nặng, Clorua, PVC, PCB, những chất sở hữu gốc Dioxin…

Thân thiện với môi trường và an toàn với người sử dụng: Ván kỹ thuật được ghép từ gỗ tự nhiên, nên vô cùng an toàn với môi trường và người sử dụng. Đặc biệt, với sơn UV 05 lớp bằng sơn Treffert Đức sẽ hạn chế được sự phát thải ra môi trường, cũng như an toàn cho sức khoẻ con người.

Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt vẫn là gỗ tự nhiên với bề mặt giống 100% ván gỗ tự nhiên nguyên thanh, nên rất khó để phân biệt được.

Ván gỗ kỹ thuật tại Tâm Gỗ

Nhược điểm

Khả năng tái sử dụng ván gỗ này cũng chỉ được từ 2 – 3 lần. Tức là khi bạn muốn chuyển gỗ từ phòng này qua phòng khác hoặc từ công trình này qua công trình khác thì chỉ được 2-3 lần là thôi.

Không thể sử dụng loại ván gỗ này để lát sân vườn, bể bơi hay hành lang ban công.

Ván gỗ kỹ thuật phù hợp với các công trình:

Ván gỗ kỹ thuật phù hợp với các công trình nội thất trong nhà như: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… Nhưng không sử dụng để lắp đặt ngoài trời được.

Với mẫu mã và màu sắc phong phú, nên ván gỗ kỹ thuật phù hợp nhiều kiểu kiến trúc và nhu cầu sử dụng khác nhau như: biệt thự, khách sạn, bệnh viên, siêu thị, nhà phố, chung cư,…

Công trình sử dụng gỗ kỹ thuật